Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Những điều cần biết khi điều trị sẹo bằng tia Laser

Sự tiến bộ vượt bậc của y học thì tia Laser đã được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh lý về da liễu. Đặc biệt trong ngành thẫm mỹ da, xu hướng làm đẹp mới hiện nay thường sử dụng phương pháp laser, đây là phương pháp không cần phẩu thuật, an toàn và hiệu quả.

Ánh sáng laser thường được xem là loại ánh sáng có thể gây hại cho mắt, như vậy khi đưa vào da của chúng ta thì có thể gây thương tổn gì về sau hay không? 




Ánh sáng laser được xem là ánh sáng có hại cho mắt bởi vì nếu so sánh nguồn sáng laser với nguồn sáng thông thường thì ta sẽ thấy có sự khác biệt nổi bật: nguồn sáng thông thường phát ánh sáng ra mọi phía trong toàn không gian, trong khi nguồn sáng laser chỉ phát đi trong một hướng có góc mở rất hẹp. Do đó khi làm việc với laser công suất cao, việc quan trọng đầu tiên là phải bảo vệ mắt, để bảo vệ mắt một cách hiệu quả, công cụ dễ dùng và tiện lợi nhất chính là kính bảo hộ. Mỗi loại máy laser điều có kính bảo hộ chuyên biệt. Khi khách hàng được điều trị bằng laser sẽ được mang kính bảo hộ thích hợp đối với từng loại máy laser và được chiếu tia laser trong phòng kín không để ánh sáng laser lọt ra bên ngoài, bác sĩ và nhân viên trong phòng đều phải mang kính bảo hộ.

Mức độ xuyên sâu của tia laser phụ thuộc vào bước sóng, năng lượng của mỗi loại máy laser. Năng lượng laser khi được hấp thu trên da có thể trực tiếp chuyển thành nhiệt năng và làm tăng nhiệt độ trên da. Do đó laser có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đỏ da , phồng da hoặc gây rối loạn sắc tố da, những tác dụng phụ này có thể điều chỉnh được nếu chúng ta sử dụng laser ở mức độ an toàn và phù hợp với từng loại da.



Tuy nhiên laser cũng có một số chống chỉ định, những trường hợp sau đây không nên sử dụng laser:

- Da đang bị dị ứng hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
- Tiền căn bị sẹo lồi.
- Những nốt ruồi không điển hình hoặc ác tính.
- Tiểu đường không kiểm soát được….
- Phụ nữ có thai.
- Dùng máy tạo nhịp hoặc máy khử rung tim.
- Có cấy kim lọai trong cơ thể.

Phương pháp điều trị laser có thể dùng để điều trị các vấn đề gì của da? 




Ngày nay, laser được ứng dụng rất nhiều trong ngành da liễu thẫm mỹ như:

- Điều trị các bệnh lý về da: mụn nám da, những bệnh lý tăng sắc tố khác (tàn nhang, đồi mồi), những bệnh lý mạch máu dưới da ( giãn mạch, u mạch, những bớt bẩm sinh…), nốt ruồi, mắt cá, sẹo lồi, sẹo lõm (sẹo mụn, sẹo trái rạ, sẹo do chấn thương)…
- Ngoài ra còn giải quyết các vấn đề thẩm mỹ: Tẩy lông, điều trị trẻ hóa da, tụ mở dưới da, nếp nhăn, da chảy sệ…nhằm giúp cho gương mặt và cơ thể được thon gọn và săn chắc hơn.

Điều trị bằng laser không gây đau. Khi chiếu laser trên da, chúng ta sẽ có cảm giác da hơi ấm, hoặc có cảm giác hơi châm chít nhẹ, hoặc da hơi rát, đôi khi có cảm gíac nóng trong sâu tùy theo vùng mô được kích thích. Tuy nhiên, mỗi loại máy laser có trang bị hệ thống làm lạnh trước trong và sau khi điều trị để bảo vệ da, làm cho quá trình điều trị được an toàn và thoải mái.

Lời khuyên khi sử dụng phương pháp laser để điều trị? Chúng ta có cần tuân thủ theo một chế độ đặc biệt gì không? 

Điều trị các vấn đề da bằng công nghệ laser là một trong những phương pháp hiện đại nhất hiện nay trong ngành thẩm mỹ nội khoa, đem lại sự tiện lợi cho người điều trị vì không mất thời gian nghỉ dưỡng và không nhất thiết phải có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt trước và sau quá trình điều trị.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi điều trị bằng phương pháp laser, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

   a/ Trước khi điều trị: 
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trước khi điều trị như tắm biển, tắm nắng ...
- Nên ngưng dùng các sản phẩm có tính kích ứng da, hoặc tẩy lột da trước khi điều trị.

   b/ Trong khi điều trị: 
- Vùng da được điều trị phải được làm sạch sẽ trước khi bắt đầu điều trị.
- Vấn đề an toàn rất quan trọng trong khi đang điều trị là khách hàng hoặc bệnh nhân và tất cả những người trong phòng điều trị laser đều phài đeo kính bảo hộ trong khi chiếu tia laser để tránh nguy cơ gây hại cho mắt.

   c/ Sau khi điều trị: 
- Luôn luôn sử dụng kem chống nắng (SPF từ 30) trong suốt quá trình điều trị.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Không nên sử dụng mỹ phẩm và sửa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh hoặc những kem dưỡng da có tính bào mòn da.
- Cần hợp tác tốt và tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ trong lúc điều trị.

Tóm lại: Trong ngành thẫm mỹ về da hiện nay, laser là phương pháp được ưa chuộng và đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, nhờ vào các tính chất ưu việt là: “điều trị laser không đau, không cần phẫu thuật, không mất thời gian nghĩ dưỡng”. Tuy nhiên, để việc điều trị có hiệu quả và an toàn,  chúng ta nên chọn những cơ sở thẩm mỹ có chuyên khoa và uy tín, để được tư vấn kỹ càng trước khi quyết định điều trị.